Kinh tế nghĩa là gì?

Kinh tế là một cụm từ miêu tả những hoạt động liên quan đến nền kinh tế. Một số ví dụ mà bạn đã có thể nghe qua như:

  • Tăng trưởng kinh tế
  • Hiện tượng kinh tế
  • Hệ thống kinh tế
  • Sự định giá kinh tế

Kinh tế học là gì?

Kinh tế học là một ngành khoa học nghiên cứu sự tương tác giữa các lĩnh vực sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Xét ở góc độ chuyên môn, kinh tế học nghiên cứu cách xã hội sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn của mình, hay còn được xem như là nghiên cứu về sự khan hiếm.

Vậy câu hỏi đặt ra liệu kinh tế học có thể giải thích tất cả mọi thứ hay không? Một số nhà kinh tế học cho rằng kinh tế học có thể giải thích tất cả mọi thứ, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm ở một số tựa sách như:

  • The Logic of Life – The new economics of everything (Tim Hartford): Link
  • Why Economics Explains Almost Everything and How economics helps you make sense of your world (Robert Frank): Link
  • Freakonomics: exploring the hidden side of everything (Levitt & Dubner): Link

Những tác giả này và một số nhà kinh tế học khác nghiên cứu những lựa chọn có nhận thức của con người, cách họ phản ứng với việc chấp nhận đánh đổi hoặc cảm giác được thúc đẩy dựa trên hành vi tư lợi cá nhân hay mong muốn tối ưu hóa các quyết định về kinh tế. Những vấn đề này là một phần của việc nghiên cứu nền kinh tế với mục đích giải thích các hiện tượng kinh tế khác nhau bao gồm các tác nhân về kinh tế với hành vi đa dạng.

Một nền kinh tế bao gồm các hoạt động sản xuất và tiêu dùng gắn kết với nhau trong một xã hội và cách những tài nguyên và nguồn lực khan hiếm được phân bố để cung cấp cho những hoạt động này.

Hàng hóa và dịch vụ phải được sản xuất và tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu về đời sống và hoạt động của con người trong một nền kinh tế. Khái niệm này liên quan đến một hệ thống kinh tế.

Tài chính và kinh tế có gì khác nhau?

Tài chính chỉ là một nhánh nhỏ của kinh tế, kinh tế bao hàm một bức tranh lớn hơn rất nhiều so với tài chính.

184

Khi nghĩ về kinh tế, chúng ta thường mắc một sai lầm ở việc nghĩ rằng kinh tế chỉ là vấn đề về tiền hoặc tài chính. Kinh tế không đơn giản chỉ là như vậy, khái niệm của kinh tế có tác động lớn đến quy luật của tài chính.

Tài chính liên quan đến cách tiền, cổ phiếu, hợp đồng tương lai được tạo ra, mua và bán. Đây là những biểu tượng của xã hội mà mọi người thường sở hữu và được đại diện cho những tài nguyên đặc biệt của xã hội. Và kinh tế chỉ là một phần nào đó về việc nghiên cứu cách kiếm tiền, tiêu tiền, tiết kiệm, đầu tư, vay mượn của những biểu tượng này.

Kinh tế bao gồm những gì?

  1. Công việc, ở tầm vi mô và vĩ mô
  • Một người lao động độc lập sẽ bị ảnh hưởng bởi các kỹ năng của họ (ví dụ: mức lương sẽ được xác định trên các yếu tố như bằng cấp và kiến thức chuyên môn), cải tiến về công nghệ, thương mại quốc tế.
  • Việc làm sẽ bị tác động bởi các quyết định về chính trị ở quy mô quốc gia hoặc toàn cầu.

2. Thuế mà chính phủ thu của người này để hỗ trợ cho người khác.

3. Mọi người dùng tiền ( thu nhập từ công việc hoặc các cách khác) để tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và tiết kiệm cho nhu cầu của tương lai.

4. Nhà máy, nông trại, văn phòng và cửa hàng sản xuất và phân phối sản phẩm và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của xã hội.

5. Các tổ chức, cơ quan chi phối sự tác động của các tác nhân kinh tế nói trên.

Hệ thống kinh tế là gì?

Nền kinh tế là một hệ thống các tổ chức và cơ quan làm nhiệm vụ hoặc giúp cho việc sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ trong xã hội trở nên dễ dàng hơn.

Có 4 loại kinh tế chủ yếu:

  • Truyền thống: các quyết định được thực hiện theo phong tục, truyền thống và tín ngưỡng.
  • Nền kinh tế chỉ huy hay còn gọi là nền kinh tế tập trung: các quyết định được thực thi bởi chính phủ hoặc quyền lực tập trung.
  • Thị trường: các quyết định đưa thực hiện bởi sự tương tác giữa các cá nhân
  • Hỗn hợp: có những tố chất của cả nền kinh tế chỉ huy và kinh tế thị trường.

Những hệ thống này thường có xu hướng chính trị riêng như sơ đồ dưới đây:

Economic Systems

Các nguồn lực kinh tế

Có 3 nguồn lực kinh tế được công nhận bởi kinh tế học cổ điển:

  • Đất đai- bao gồm tất cả những nguồn lực tự nhiên và có thể được dùng để miêu tả vị trí sản xuất và nguồn gốc của các nguyên liệ thô.
  • Nhân công- dùng để miêu tả nổ lực của con người để sản xuất ra sản phẩm, và được trả bởi tiền công.
  • Vốn hay tư bản- là tất cả những hàng hóa do con người làm ra hoặc những cách sản xuất để tạo ra sản phẩm và dịch vụ, và được trả bằng lãi suất

Sự khan hiếm

Sự khan hiếm đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn cách phân phối các nguồn tài nguyên, từ đó đòi hỏi phải thành lập hệ thống kinh tế. Dưới đây là một ví dụ để các bạn có thể tìm hiểu sâu hơn:

“Tưởng tượng rằng trong môn lớp học, có tổng cộng 25 học sinh trong lớp, bao gồm cả bạn, nhưng chỉ có 5 quyển sách có thể mượn từ thư viện. Những quyển sách này là điều kiều kiện bắt buộc phải có để các học sinh có thể đạt được kết quả cao trong một bài kiểm tra trong lớp, do đó mọi học sinh đều muốn sở hữu nó. Việc đầu tiên bạn cần làm là hỏi thư viện có thể sắp xếp để tăng nguồn cung của những quyển sách này nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh.”

Tuy nhiên có những yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn cung của những quyển sách này khiến cho thư viện không thể đáp ứng trong học kỳ này:

  • Giá/ chi phí sản xuất: Những quyển sách này có thể quá đắt tiền cho thư viện để thua mua hoặc số lượng đầu sách được phép mua sẽ bị giới hạn cho mỗi trường đại học.
  • Điều kiện vận chuyển: Đôi khi việc vận chuyển một số lượng sách đến thư viện để kịp thời gian cho kỳ kiểm tra là bất khả thi.
  • Chính sách thư viện: Thư viện đôi khi có chính sách giới hạn chỉ mua 5 quyển cho mỗi đầu sách.
  • Công nghệ: Hệ thống đặt hàng dùng để mua sắm sách có thể bị giới hạn hoặc công nghệ để sản xuất chúng có thể không dùng được.
  • Không gian khả dụng: Thư viện có thể bị giới hạn về không gian do đó không thể chứa thêm nhiều sách cho học sinh.
  • Nhu cầu: Có thể có nhiều hơn 5 quyển sách nhưng một số học sinh khác đã mượn chúng.