Trong quá trình vận hành và sử dụng hệ thống lạnh, chúng ta bắt gặp rất nhiều sự cố có thể xảy ra. Phân tích các triệu chứng và năm bắt được nguyên nhân chúng ta sẽ có biện pháp hợp lý nhất để sửa chữa.

Hệ thống lạnh.

Hệ thống lạnh.

Khi vận hành một thiết hay bất kỳ hệ thống nào xảy ra trục trặc là điều không thể tránh khỏi. Việc sửa chữa đòi hỏi các nhân viên kỹ thuật có chuyên môn và dụng cụ chuyên nghiệp để sửa chữa nhanh chóng kịp thời. Có nhiều nguyên nhân để xảy ra trục trặc trong quá trình vận hành một hệ thống lạnh, bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm bắt 1 số nguyên nhân thường gặp và cách khắc phục sửa chữa.

1 tơ máy nén không quay ?

  • Mô tơ có sự cố ( cháy, tiếp xúc không tốt, khởi động từ bị cháy…) -> Triệu chứng không phát sinh tín hiệu gì để nhận biết.
  • Dây đai quá căng -> Triệu chứng : mô tơ kêu ù ù nhưng không chạy được.
  • Tải quá lớn ( áp suất phía cao áp và hạ áp cao, dòng lớn ) -> Triệu chứng : mô tơ kêu ù ù nhưng không chạy được.
  • Điện thế thấp -> Triệu chứng : có tiếng kêu báo hiệu.
  • Cơ cấu khí bên trong bị hỏng -> Có tiếng kêu và rung bất thường.
  • Nối dây vào mô tơ bị sai
  • Đứt cầu chì, công tắc tơ hỏng, đứt dây điện -> Không có phản ứng gì khi ấn nút công tắc điện từ.
  • Các công tắc HP, OP, OCR, đang trong tình trạng hoạt động -> Không có phản ứng gì khi ấn nút công tắc điện từ.
  • Nối dây vào bộ điều khiển sai hoặc tiếp điểm không tốt -> Điện qua khi ấn nút, nhưng nhả ra thì bị ngắt.
  • Các công tắc OP tác động ( Do hết dầu, áp suất dầu thấp, dịch vào carte nên áp suất dầu không lên ) -> Mô tơ chạy và sau đó dừng ngay.
  • Công tắc HP tác động -> Mô tơ chạy và sau đó dừng ngay.
  • Công tắc LP tác động -> Mô tơ chạy và sau đó dừng ngay.
  • Dòng khởi động quá lớn -> Mô tơ chạy và sau đó dừng ngay.

2. Áp suất đẩy quá cao : Sự cố áp suất cao là sự cố thường gặp nhất trên thực tế. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên áp suất cao.

  • Thiếu nước giải nhiệt ( Do bơm nhỏ, do tắc lọc, do ống nước nhỏ, bơm hỏng, đường ống bị bẩn, tắc vòi phun, nước trong bể vơi )
    • Nước nóng
    • Dòng điện bơm giải nhiệt cao
    • Thiết bị ngưng tụ nóng bất thường
  • Quạt tháp giải nhiệt không làm việc
    • Nước trong tháp nóng
    • Dòng điện quạt chỉ về 0
  • Bề mặt trao đổi nhiệt bị bẩn, bị bám dầu
    • Nước ra không nóng
    • Thiết bị ngưng tụ nóng bất thường
  • Bình chứa nhỏ, gas ngập một phần thiết bị ngưng tụ
    • Gas ngập kính xem gas ở bình chứa
    • Phần dưới thiết bị ngưng tụ bị lạnh, phần trên bị nóng.
  • Lọt khí không ngưng
    • Kim đồng hồ rung mạnh
    • Áp suất ngưng tụ cao bất thường
  • Nhiệt độ nước, không khí giải nhiệt quá cao
    • Nhiệt độ nước ( không khí ) vào ra cao
    • Thiết bị ngưng tụ nóng bất thường
  • Diện tích thiết bị ngưng tụ không đủ
    • Thiết bị ngưng tụ nóng
  • Nạp quá nhiều Gas
    • Phần dưới thiết bị ngưng tư lạnh, trên nóng
  • Nước giải nhiệt phân bố không đều
    • Nhiệt độ trong thiết bị ngưng tụ không đều

3. Áp suất đẩy quá thấp : Nếu áp suất ngưng tụ thấp do quá trình giải nhiệt tốt thì rất tốt. Nhưng nếu do các nguyên nhân khác thì sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống.

  • Ống dịch hay ống hút bị nghẽn
    • Ống dịch có sương bám, ống không
  • Nén ẩm do mở van tiết lưu to
    • Sương bám ở carte, nắp máy lạnh
  • Thiếu hoặc mất môi chất lạnh
    • Áp suất hút thấp, van tiết lưu phát tiếng kêu “xù xù
  • Ga xì ở van hút, van đẩy, vòng găng của piston van by-pass
    • Áp suất hút cao
  • Máy đang hoạt động giảm tải
    • Áp suất hút cao

4. Áp suất hút cao : Áp suất hút cao có thể làm cho máy bị quá tải hoặc đơn giản là không thể hạ nhiệt độ của buồng lạnh xuống thấp.

  • Van tiết lưu mở quá to, chọn van có công suất lớn quá
    • Sương bám ở carte do nén ầm
  • Phụ tải nhiệt lớn
    • Dòng điện lớn
  • Ga xì ở van hút, van đẩy, vòng găng của piston van by-pass
    • Áp suất đẩy nhỏ, phòng lạnh không lạnh
  • Đang ở chế độ giảm tải
    • Áp suất đẩy nhỏ, phòng lạnh không lạnh

5. Áp suất hút thấp : Khi áp suất hút thấp hệ thống hoạt động hiệu quả rất thấp, nhiệt độ phòng lạnh không đảm bảo vì vậy nên tránh hoạt động ở các chế độ này.

  • Thiếu môi chất lạnh, van tiết lưu nhỏ hoặc mở quá nhỏ
    • Nhiệt độ buồng lạnh cao hơn nhiều so với nhiệt độ hút
  • Dầu đọng trong dàn lạnh, tuyết bám quá dày, buồng lạnh nhiệt độ thấp
    • Ngập dịch, sương bám ở carte.
  • Đường kính ống trao đổi nhiệt dàn lạnh, ống hút nhỏ hơn so với chiều dài nên ma sát lớn, bộ lọc hút máy nén bẩn, tắc

6. Có tiếng lạ phát ra từ máy nén : 

  • Có vật lạ rơi vào giữa xi lanh và piston. Van xả hút bị hỏng.
    • Âm thanh phát ra liên tục.
  • Vòng lót bộ đệm kín hỏng, bơm dầu hỏng
    • Bộ đệm kín bị quá nhiệt
  • Ngập dịch
    • Sương bám ở carte
  • Ngập dầu
    • Âm thanh xả lớn ở nắp máy

7. Carte bị quá nhiệt :

  • Tỉ số nén cao do PK cao, phụ tải nhiệt lớn, đường gas ra bị nghẽn, đế van xả gãy
    • Nắp máy bị quá nhiệt
  • Bộ giải nhiệt dầu hỏng, thiếu dầu, bơm dầu hỏng lọc dầu tắc
    • Nhiệt độ dầu tăng
  • Giải nhiệt máy nén kém hoặc không mở
  • Các cơ cấu cơ khí ( xi lanh, piston ) hỏng, trầy xước, mài mòn, bộ đệm kín hỏng.
    • Nắp máy hoặc bộ đệm kín nóng

8. Dầu tiêu thụ quá nhiều :

  • Ngập dịch, dầu sôi lên nên hút đi nhiều
    • Sương bám ở carte
  • Dầu cháy do nhiệt độ dầu cao
    • Máy, đầu đẩy và thiết bị ngưng tụ nóng
  • Hệ thống tách dầu và thu hồi dầu kém

9. Nhiệt độ buồng lạnh không đạt :

  • Công suất lạnh thiếu: máy nén , dàn ngưng, bay hơi nhỏ.
    • Áp suất thấp, áp không xuống
    • Cách nhiệt buồng lạnh không tốt
    • Ga xì
    • Giải nhiệt cao áp kém
    • Phụ tải quá lớn
  • Vận hành phía dàn lạnh không tốt ( Thiếu gas, độ quá nhiệt lớn, dàn lạnh nhỏ, tuyết dàn lạnh nhiều, dầu đọng ở dàn lạnh, ống hút nhỏ )
    • Áp suất hút thấp
    • Ống hút không đọng sương
    • Dễ xảy ra ngập dịch
  • Vận hành dàn ngưng không tốt ( Thiếu nước, dàn ngưng nhỏ, dàn bị bám bẩn, châm nhiều môi chất, đường xả nghẽn, bám dầu dàn ngưng…)
    • Áp suất ngưng tụ cao
  • Các cơ cấu khí bên trong bị hỏng
    • Có tiếng kêu bất thường, nhiệt độ máy cao, tiêu thụ dầu lớn.

10.Các trục trặc thường gặp ở máy nén :

  • Máy nén trục trặc về điện
    • Mô tơ trục trặc, đứt dây, cháy máy, không cách điện, hết dầu.
    • Các thiết bị điều khiển hay an toàn bị hỏng, điều chỉnh sai.
  • Các sự cố về các cơ cấu cơ khí
    • Cơ cấu chuyển động hỏng, gãy, lắp sai, dùng vật tư kém, van hở, dầu bôi trơn kém máy không chạy được, bị các bon hóa do dùng lẫn lộn các loại dầu khác nhau.
  • Khẩu chuyển động trục trặc
    • Dây curoa đứt, giãn nhiều, Puli mất cân bằng, Rảnh hoặc góc của puli không đúng, Trục mô tơ và máy nén không song song.
  • Máy làm việc quá nóng
    • Áp suất cao áp cao, thiếu nước giải nhiệt, áo nước bị nghẽn, đường ống giải nhiệt máy nhỏ, bị nghẽn, cháy bộ phận chuyển động, thiếu dầu bôi trơn.
  • Âm thanh kêu to quá
    •  Tỉ số nén cao, các vòng lót bị mòn hay lỏng, áp suất dầu nhỏ hay thiếu dầu bôi trơn, ngập dịch, hỏng bên trong cơ cấu chuyển động.
  • Chấn động máy nén lớn
    • Bu lông bắt máy nén lỏng, Puli, mô tơ mất cân bằng, trục không song song, dây đai lỏng, cộng hưởng với kết cấu xây dựng.
  • Dầu tiêu hao nhiều
    • Hòa trộn với dịch khi ngập dịch, vòng găng bị mài mòn, piston và sơ mi bị xước
  • Dầu bôi trơn bị bẩn
    • Nước vào carten, do mài mòn, và do cặn bẩn trên hệ thống, do dầu bị oxi hóa, do nhiệt độ cao làm cháy dầu.
  • Dầu rỉ ra bộ đệm kín
    • Lắp không đúng, mài mòn
  • Áo nước vỡ do đông đá
    • Ở vùng lạnh, khi máy dừng nước trong áo đóng băng gây nứt vỡ áo nước.