Chỉ tiêu của nước cấp và nước trong hệ thống nếu không được xử lý đạt theo tiêu chuẩn, thì chúng sẽ là những tác nhân dẫn đến những vấn đề trong hệ thống tháp giải nhiệt như sau
- Ăn mòn hệ thống
- Cáu cặn bên trong hệ thống
- Rong rêu phát triển bên trong hệ thống làm mát
- Vi sinh vật phát triển trên các ống đồng bình ngưng
- Tuổi thọ hệ thống giảm
- Chi phí sữa chữa tăng cao
- Hoạt động sản xuất trì trệ

  1. Ăn mòn hệ thống tháp giải nhiệt
có thể hiểu đơn giản là thành phần kim loại của tháp bị phá hủy do phản ứng hóa học của vỏ kim loại này với các yếu tố có trong môi trường xung quanh.
Đối với những loại tháp giải nhiệt có vỏ được làm từ thép cacbon thì sẽ nhanh chóng bị ăn mòn sau thời gian ngắn sử dụng. Nếu vỏ được làm bằng hợp kim nhôm hay thép không gỉ sẽ giúp quá trình ăn mòn tháp giải nhiệt diễn ra chậm hơn. 
Ăn mòn tháp giải nhiệt nghe qua có thể không cảm thấy nghiêm trọng, nhưng trong thực tế, vấn đề này gây nên rất nhiều khó khăn cho quá trình hoạt động và sản xuất của người dùng. Cụ thể, tình trạng này kéo dài không được khắc phục sẽ làm tắc đường ống, hư hệ thống van, lọc, hở đường dẫn nước,... làm khả năng hoạt động của tháp bị giảm đáng kể. 

Các dạng ăn mòn tháp giải nhiệt

Không chỉ có duy nhất một mà có nhiều dạng ăn mòn tháp giải nhiệt khác nhau căn cứ vào biểu hiện của tháp. Một số dạng ăn mòn tháp giải nhiệt phổ biến mà nhiều đơn vị sử dụng ghi nhận là:

Tháp bị ăn mòn đều

  • Ăn mòn tháp giải nhiệt với biểu hiện chủ yếu là các vết ăn mòn trên toàn bộ bề mặt kim loại và linh kiện bên trong tháp.
  • Đây được xem là một trong những loại ăn mòn tháp giải nhiệt khó có thể khắc phục nhất. 

Tháp bị ăn mòn rỗ

  • Khi bị ăn mòn rỗ thì trên tháp xuất hiện một số vết ăn mòn trong khu vực bề mặt kim loại với diện tích nhỏ, tại nơi có ăn mòn rỗ có thể sẽ bị thủng trong một thời gian ngắn.

Tháp bị ăn mòn tiếp xúc

  • Khi tháp bị ăn mòn tiếp xúc, cách nhận biết dễ nhất là sự ăn mòn tại 2 vị trí khác nhau trên bề mặt kim loại tiếp xúc với nhau, kim loại mạnh hơn thì sẽ có khả năng bị ăn mòn nhanh hơn.

Nguyên nhân ăn mòn tháp giải nhiệt

1Screenshot-2022-05-04-093155.png

Nguyên nhân ăn mòn tháp giải nhiệt
Hiện tượng ăn mòn tháp giải nhiệt xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau tùy từng trường hợp. Trong số đó, có những nguyên nhân cơ bản nhất là:

  • Hàm lượng oxy hòa tan trong nước tuần hoàn đưa vào tháp càng nhiều sẽ càng dễ gây ăn mòn tháp giải nhiệt trong thời gian ngắn với phản ứng mạnh.
  • Nước tuần hoàn có chứa chất rắn hòa tan mà tổng chất đó càng cao sẽ có độ dẫn điện càng cao, vì vậy, khả năng cao sẽ gây ra các phản ứng điện hóa gây ra tình trạng ăn mòn kim loại. 
  • Nồng độ kiềm trong nước cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề ăn mòn tháp giải nhiệt. Cụ thể, nếu nước có độ kiềm càng thấp thì càng có nguy cơ ăn mòn tháp cao, nếu nồng độ kiềm cao thì sẽ hình thành oxit và giúp bảo vệ kim loại, hạn chế ăn mòn.
  • Nếu trong nước hoặc bề mặt trong và ngoài tháp giải nhiệt có quá nhiều vi sinh vật sẽ tăng khả năng gây lắng đọng các loại chất hữu cơ, vô cơ hoặc tăng khả năng sản sinh chất làm ăn mòn vỏ tháp bằng những lỗ khí gây hư hỏng tháp nhanh hơn. 
Ngoài những nguyên nhân ăn mòn tháp giải nhiệt như trên, còn nhiều nguyên nhân khác có ảnh hưởng đến vấn đề này, ví dụ như: vận tốc của dòng chảy, nhiệt độ môi trường,...
2. Hậu quả của ăn mòn tháp giải nhiệt
2Screenshot-2022-05-04-093328.png


Hậu quả của ăn mòn tháp giải nhiệt
Là quá trình phá hủy kim loại bởi những phản ứng hóa học hoặc điện hóa của môi trường xung quanh, ăn mòn tháp giải nhiệt có thể gây ra rất nhiều hậu quả xấu làm ảnh hưởng đến hệ thống giải nhiệt và các máy móc trong nhà máy.
Thông thường, các loại tháp giải nhiệt sẽ được làm từ loại kim loại khác nhau, nếu sử dụng tháp cacbon sẽ nhanh bị ăn mòn hơn so với việc dùng những tháp từ kim loại mạnh như đồng, hợp kim nhôm, thép không gỉ,... Mặc dù dùng những chất liệu này cũng không tránh khỏi ăn mòn tháp giải nhiệt nhưng quá trình của nó chậm hơn. 
Nếu để tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt diễn ra lâu sẽ khiến cho các đường ống bị tắc nghẽn, van nước có thể bị hư hỏng và khả năng lọc bẩn cũng bị giảm sút nhiều. Những điều này khiến cho nước tuần hoàn bị chậm hơn và hoạt động kém hiệu quả hơn.  
Ngoài ra, nếu ăn mòn tháp giải nhiệt hình thành và không được xử lý kịp thời sẽ khiến các bộ phận chuyển động được gắn kèm trong tháp bị giảm đi khả năng chuyển động và làm giảm mạnh hiệu suất trao đổi nhiệt của thiết bị. 
Vì vậy, dù dùng bất cứ sản phẩm tháp giải nhiệt đến từ bất cứ thương hiệu nào thì cũng cần có cách chăm sóc, bảo dưỡng tháp định kỳ để phòng tránh hiệu quả hiện tượng ăn mòn tháp giải nhiệt. 

3. Biện pháp chống ăn mòn tháp giải nhiệt cực hiệu quả

Những biện pháp được sử dụng để chống ăn mòn

3Screenshot-2022-05-04-093418.png
Những biện pháp được sử dụng để chống ăn mòn
Có nhiều biện pháp khác nhau được ứng dụng để chống ăn mòn tháp giải nhiệt, đa số các phương pháp này đều hoạt động theo cơ chế chung là phủ lớp màng mỏng lên bề mặt kim loại để chặn lại quá trình oxy hóa gây ăn mòn.
Nhờ các biện pháp chống ăn mòn mà phản ứng ăn mòn bị ngăn chặn, giúp giảm tỉ lệ ăn mòn và đảm bảo tháp có thể hoạt hoạt động ổn định hơn. Một số phương pháp được áp dụng để giảm ăn mòn tháp giải nhiệt là:

  • Lựa chọn những sản phẩm tháp giải nhiệt được làm từ nguồn vật liệu cao cấp và có khả năng chống ăn mòn tốt. 
  • Dùng hóa chất để giúp ức chế sự ăn mòn để tạo lớp màng bảo vệ cho hệ thống tháp giải nhiệt. 
  • Kiểm soát quá trình hình thành cáu cặn cũng như vi sinh vật bằng cách giám sát và bảo dưỡng định kỳ tháp. 
  • Dùng sơn, mạ kim loại hoặc nhựa phủ lên tháp nhằm mục đích bảo vệ tháp. 
Bạn cũng quan tâm: maynenlanh.vn 

Một số loại hóa chất được dùng để chống ăn mòn hiệu quả

Đối với cách dùng hóa chất để chống ăn mòn, thường những hóa chất được lựa chọn sẽ có khả năng đảm bảo cho hoạt động thiết bị luôn ổn định và tiết kiệm chi phí bảo trì hệ thống. 
Một số hóa chất phổ biến được dùng trong quá trình chống ăn mòn tháp giải nhiệt là:

Molybdat 

  • Đây là loại hóa chất chống ăn mòn tháp giải nhiệt được sử dụng rộng rãi vì không gây độc hại và có thể kiểm soát ăn mòn rỗ tốt
  • Hãy dùng tỷ lệ pha đậm đặc đối với trường hợp sử dụng chống ăn mòn cho hệ thống tuần hoàn kín được đặt ở môi trường khắc nghiệt.
  • Mặc dù là sản phẩm hóa chất chống ăn mòn mang đến hiệu quả cao nhưng Molybdat có giá cao nên các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ có nên đầu tư hay không. 

Phosphonate

  • Đây là hóa chất chống ăn mòn tháp giải nhiệt có thành phosphonate có khả năng ức chế những chất cặn bẩn, các vi sinh vật và các nguyên nhân gây ăn mòn cho tháp giải nhiệt tốt. 
  • Hóa chất này có khả năng ức chế các hiện tượng ăn mòn thép khi nước tuần hoàn có độ pH từ 7.5 trở lên

2.Rong rêu trong tháp giải nhiệt vì sao lại xuất hiện?

Rong rêu trong tháp giải nhiệt là hiện tượng phổ biến xuất hiện do thiết bị không được vệ sinh định kỳ khiến cho chúng phát triển và bám vào thành, nhất là vùng gần nguồn nước và thường xuyên ẩm ướt.
Thực tế, việc xuất hiện rong rêu trong tháp giải nhiệt là vấn để khá phổ biến. Dưới đây là một số lý do khiến cho chúng xuất hiện làm ảnh hưởng chất lượng tháp: 
4Screenshot-2022-05-04-093549.png


Nguyên nhân hình thành rong rêu trong tháp giải nhiệt

Không vệ sinh định kỳ

Lý do phổ biến đầu tiên với hiện tượng rong rêu trong tháp giải nhiệt là do không vệ sinh định kỳ. Môi trường nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho rong rêu phát triển, đây là môi trường vốn có ở bên trong tháp giải nhiệt. 
Vì lý do này nên đặt ra nhiệm vụ cho các doanh nghiệp cần phải tiến hành vệ sinh định kỳ để loại bỏ các lớp trong rêu trong tháp giải nhiệt, ngăn chặn sự sinh trưởng của chúng. Trong trường hợp doanh nghiệp không tiến hành vệ sinh định kỳ, rong rêu sẽ phát triển thành từng lớp dày chồng chéo lên nhau, làm công đoạn xử lý trở nên khó khăn hơn. 

Do nguồn nước

Rong rêu trong tháp giải nhiệt có thể hình thành do chất lượng nguồn nước kém giúp chúng có cơ hội phát triển. Khi nước có nhiều chất dinh dưỡng và độ pH thấp, rong rêu có thể phát triển mạnh mẽ hơn. 

Do hóa chất

Ngoài những nguyên nhân trên, hóa chất cũng là lý do khiến cho rong rêu trong tháp giải nhiệt phát triển. 
Tóm lại, dù với nguyên nhân nào thì để hạn chế việc xuất hiện rong rêu trong tháp giải nhiệt cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành vệ sinh định kỳ và có biện pháp xử lý nước sao cho hợp lý, qua đó hạn chế những tác hại của chúng gây ra đối với tháp giải nhiệt. 
Vậy 03 lý do chính khiến việc xuất hiện rong rêu trong tháp giải nhiệt là không vệ sinh định kỳ, do hóa chất và do nguồn nước.

2. Xuất hiện rong rêu trong tháp giải nhiệt có tác hại gì?

Vấn đề xuất hiện rong rêu trong maynenlanh.vn luôn khiến cho các chủ doanh nghiệp phải đau đầu, vì hiện tượng này có thể gây ra nhiều mối nguy hại không chỉ đối với sản phẩm tháp giải nhiệt, mà còn đối với các thiết bị máy móc và hoạt động của doanh nghiệp.
5Screenshot-2022-05-04-093649.png
Tác hại của rong rêu đối với tháp giải nhiệt
Cụ thể, việc xuất hiện rong rêu trong phát triển nghiệp có những tác hại sau:

Làm giảm tuổi thọ của tháp

Rong rêu trong tháp giải nhiệt là môi trường thuận lợi để sinh sôi và nảy nở nhiều loại vi khuẩn gây hại đến các chi tiết thành phần của tháp. Các vi khuẩn này sẽ bào mòn các linh kiện và làm hư hỏng nhanh chóng hơn, từ đó làm giảm tuổi thọ của tháp giải nhiệt. 

Làm giảm hiệu suất làm mát

Tháp giải nhiệt được cấu tạo từ rất nhiều các loại linh kiện khác nhau, khi xuất hiện rong rêu trong tháp giải nhiệt, chúng sẽ bám vào các chi tiết. Nếu không vệ sinh định kỳ sẽ tạo điều kiện cho rong rêu phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, tạo thành các lớp dày đặc khó xử lý và cản trở hoạt động chung của các linh kiện. 
Các linh kiện bị bám rêu sẽ bị ảnh hưởng lớn khả năng làm việc, hiệu suất làm việc của tháp giảm, khả năng làm mát không đảm bảo sẽ gây trở ngại lớn cho hoạt động của nhà máy, công xưởng,... Thậm chí còn làm ảnh hưởng xấu đến năng suất làm việc và lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Gây mất thẩm mỹ và làm ảnh hưởng đến môi trường

Cách lớp trong rêu trong tháp giải nhiệt khi có điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và dần lan ra các bộ phận khác, khiến cho tháp trở nên mất thẩm mỹ và gây ra mùi hôi khó chịu, làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc xung quanh. 

3. Cách xử lý rong rêu trong tháp giải nhiệt cực hiệu quả 

Trước những mối nguy hại mà rong rêu trong tháp giải nhiệt có thể gây ra làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của nhà máy, công xưởng sản xuất, cần thực hiện một số biện pháp để xử lý chúng một cách hiệu quả.
Hiện nay, đa số các doanh nghiệp ưu tiên xử lý rong rêu trong tháp giải nhiệt bằng cách sau:

Phương pháp hóa học

Khi lựa chọn phương pháp hóa học để loại bỏ rong rêu trong tháp giải nhiệt, người ta sẽ sử dụng các loại hóa chất chuyên dụng phụ thuộc vào tình trạng của rong rêu.
Có 2 loại hóa chất có thể xử lý rong rêu hiệu quả gồm:
- Hóa chất oxy hóa mạnh, có khả năng giết chết vi sinh vật và tảo, nấm. 
- Hóa chất không oxy hóa diệt vi khuẩn, thay đổi cấu trúc tế bào trao đổi chất và ức chế rong rêu phát triển mạnh.
Lưu ý: Trong quá trình áp dụng phương pháp sử dụng hóa chất để xử lý  rong reu trong tháp giải nhiệt cần hạn chế tiếp xúc với tháp để các hóa chất không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. 
Trước khi thực hiện, cần xác định được loại rong rêu đang sinh sôi ở bên trong tháp là do nấm, tảo hay vi khuẩn gây ra để lựa chọn phương pháp phù hợp. Đối với phương pháp sử dụng hóa chất, cần sử dụng đúng liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. 

4. Biện pháp kiểm soát rong rêu trong tháp giải nhiệt

Để ngăn chặn sự hình thành và phát triển rong rêu trong tháp giải nhiệt, các doanh nghiệp có thể tham khảo một số biện pháp để kiểm soát trong rêu dưới đây: 
6Screenshot-2022-05-04-093954.png
Biện pháp kiểm soát rong rêu trong tháp giải nhiệt
- Sử dụng loại hóa chất phù hợp để kiểm soát, tiêu diệt rong tảo, vi khuẩn và nấm. Với cách này, các doanh nghiệp có thể sử dụng một hoặc nhiều loại hóa chất kết hợp với nhau để kiểm soát rong rêu hiệu quả nhất. 
- Xả đáy định kỳ để loại bỏ các cáu cặn, rong rêu cùng các chất hòa tan trong nước. 
- Vệ sinh hệ thống tháp bằng vòi xịt định kỳ và thay đổi cách sử dụng hóa chất sau một thời gian để tránh trường hợp vi sinh vật lờn thuốc. 
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng của nước và mức độ rong rêu ở bên trong tháp.

3.  Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cáu cặn tháp giải nhiệt

Cáu cặn tháp giải nhiệt có thể hiểu là một dạng cặn rắn hình thành từ các hạt kết tủa trong nước, bám trên bề mặt truyền nhiệt. Sự tạo thành cáu cặn do tác động của nhiều nguyên nhân như chất lượng nguồn nước hoặc nhiệt độ môi trường.
7Screenshot-2022-05-04-094039.png
Cáu cặn tháp giải nhiệt phí bên trong đường ống
Khi nguồn nước được đưa vào tháp không được xử lý, nhiều vi sinh vật, bụi bẩn và các chất kết tủa theo nước lưu thông trong hệ thống tháp giải nhiệt. Trong quá trình bay hơi làm mát cho nước, phần nước nóng bị bay hơi để lại một lượng chất rắn trong tháp giải nhiệt, đọng lại trên các linh kiện và bề mặt bên trong tháp. Tích tụ nhiều ngày, các vi sinh vật và vi khuẩn phát triển nhiều hơn, hình thành nên các cáu cặn tháp giải nhiệt, mềm và không có hình dạng cụ thể. Cáu cặn có thể có mặt tại bất kỳ vị trí nào trong hệ thống tháp giải nhiệt, trong đường ống, các linh kiện hoặc các bề mặt của tháp.
Ngoài ra, nhiệt độ cao cũng là một lý do khiến cáu cặn hình thành nhanh chóng trong hệ thống tháp giải nhiệt.
Khi đã biết nguyên nhân gây ra bạn cần chủ động tìm cách xử lý đúng quy trình giúp hệ thống máy móc hoạt động tốt nhất giúp tiết kiệm năng lượng,bảo vệ môi trường

2. Tác hại của cáu cặn đối với tháp giải nhiệt

Đối với các hệ thống làm lạnh nước hay các nếu không được vệ sinh thường xuyên, cáu cặn tháp giải nhiệt sẽ bám cứng vào hệ thống, gây ra nhiều tác động tiêu cực.
- Tác hại dễ nhìn thấy nhất thường gặp do cáu cặn tháp giải nhiệt chính làm rỉ sét và tắc nghẽn đường ống, khiến quá trình lưu thông tuần hoàn của nước gặp nhiều gián đoạn.
- Lớp cáu cặn còn có thể làm giảm hiệu suất của tháp giải nhiệt, khiến tiêu hao nhiều nhiên liệu phục vụ cho hoạt động của thiết bị.
- Làm cho bề mặt tháp giải nhiệt bị ăn mòn, giảm độ bền của thiết bị, ảnh hưởng đến an toàn trong quá trình hoạt động của tháp.
- Cáu cặn quá dày có thể gây thủng đường ống nước, tắc nghẽn quá trình lưu thông của nước, các trường hợp xấu có thể gây ra cháy nổ, hư hỏng thiết bị, ảnh hưởng đến quy trình sản xuất.
- Làm giảm tuổi thọ của tháp giải nhiệt, gây ra nhiều rủi ro cho hệ thống vận hành, nghiêm trọng hơn có thể gây ra nhiều thiệt hại cho xí nghiệp, nhà máy. 
Description: Cáu cặn tháp giải nhiệt có thể gây nhiều rủi ro
Cáu cặn tháp giải nhiệt có thể gây nhiều rủi ro
Cáu cặn tháp giải nhiệt dẫn đến nhiều tác hại cho tháp giải nhiệt nói riêng và hệ thống vận hành nói chung. Vì thế, cần thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý cáu cặn kịp thời, tránh các rủi ro và tác động xấu do cáu cặn tháp giải nhiệt gây nên, đảm bảo quy trình hoạt động ổn định.

3. Cách xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt

Có nhiều cách xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt. Hai cách đơn giản nhất thường được người dùng tháp giải nhiệt lựa chọn là dùng hóa chất tẩy rửa hoặc sử dụng máy chuyên dụng xử lý cáu cặn.
- Sử dụng hóa chất tẩy rửa: Việc xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt bằng hóa chất tẩy rửa khá đơn giản, tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến hệ thống tháp giải nhiệt cũng như bơm nước và đường ống, người dùng cần lựa chọn đúng loại hóa chất, an toàn và không gây ăn mòn các linh kiện bằng kim loại. Khi chọn hóa chất tẩy rửa, cần chọn loại có công dụng làm sạch toàn bộ bụi bẩn, rong rêu và cáu cặn bám trong hệ thống giải nhiệt. Ngoài ra cần lưu ý độ dày của lớp cáu cặn khi chọn hóa chất tẩy rửa.
- Dùng hóa chất bảo trì chống cáu cặn hàng tháng giúp thiết bị hoạt động ổn định
Các chỉ số quan trọng trong xử lý nước tháp giải nhiệt
Độ dẫn điện và tổng chất rắn hòa tan

Độ dẫn điện chính là thước đo khả năng dẫn điện của nước và nó có mối liên hệ chặt chẽ với lượng chất rắn hòa tan có trong nước. Bởi vậy, nước cất tinh khiết luôn có độ dẫn điện rất thấp (do lượng khoáng chất trong nước thấp) và nước biển sẽ có độ dẫn điện cao (lượng chất rắn hòa tan trong nước cao). Sự tồn tại của các chất rắn hòa tan trong nước đều không liên quan tới khả năng làm mát của tháp giải nhiệt. Tuy nhiên, các chất rắn hòa tan lại có một vấn đề là nhiều hợp chất có khả năng kết hợp, phản ứng với nhau để tạo thành kết tủa khoáng không tan trên bề mặt tháp giải nhiệt và thường được gọi là cáu cặn.
Để xử lý nước trong hệ thống tháp giải nhiệt, người dùng cần xác định độ dẫn điện và tổng chất rắn hòa tan

Cáu cặn sẽ bám dính vào bề mặt thân tháp giải nhiệt và hệ thống đường ống, ảnh hưởng tới hiệu quả truyền nhiệt và áp lực nước trong hệ thống. Do đó, mục tiêu chính của công việc xử lý nước trong hệ thống tháp hạ nhiệt chính là giảm thiểu sự hình thành cáu cặn. Vì mối quan hệ giữa tổng chất rắn hòa tan và độ dẫn điện đã được xác định nên độ dẫn điện cũng có thể được sử dụng để tính toán, dự đoán tình trạng cáu cặn của hệ thống để từ đó có phương án xử lý nước hiệu quả nhất.

Độ pH của nước trong hệ thống tháp giải nhiệt

Chỉ số pH chính là thước do tính axit hay bazơ của nước với phạm vi đo là từ 0 – 14, 7 là trung tính. Nếu nước có chỉ số pH dưới 7 là môi trường axit, pH cao hơn 7 là môi trường bazơ. pH được đo theo đơn vị logarit và mỗi số đại diện cho sự thay đổi 10 lần của nồng độ axit hay bazơ. Ví dụ nước có độ pH 4 có tính axit bằng 10 lần so với nước có độ pH 5. Bên cạnh đó, việc kiểm soát độ pH là rất quan trọng trong quá trình xử lý nước làm mát. Nhìn chung, khi độ pH thể hiện nước trong tháp giải nhiệt cooling tower là môi trường axit thì tính ăn mòn sẽ tăng, còn nếu biểu thị môi trường kiềm (bazơ) thì khả năng đóng cặn sẽ tăng.
Chỉ số bão hòa của nước trong hệ thống tháp hạ nhiệt

Chỉ số bão hòa của nước còn được gọi là chỉ số Langelier Saturation chính là thước đo cho sự ổn định của nước liên quan tới khả năng hình thành cáu cặn trong hệ thống tháp giải nhiệt Liang Chi hay tháp giải nhiệt nước Tashin. Khi chỉ số Langelier Saturation dương thì nước sẽ có xu hướng hình thành cáu cặn, còn khi chỉ số này âm thì nước có xu hướng ăn mòn. Vì chỉ số Langelier Saturation từ 0 – 1,0 được coi là ổn định nên các đơn vị sử dụng tháp làm mát nước đều cố gắng giữ nước ở mức này.

Độ cứng của nước trong hệ thống tháp giải nhiệt

Độ cứng của nước được xác định bằng lượng canxi và magie hòa tan trong hệ thống tháp làm mát nước. Độ cứng cũng được chia thành 2 loại là độ cứng cacbonat (độ cứng tạm thời) và độ cứng phi-cacbonat (độ cứng vĩnh viễn). Độ cứng tạm thời là phổ biến nhất trong các nguồn nước đầu vào tháp hạ nhiệt và nó chịu trách nhiệm cho tình trạng lắng đọng của cáu cặn cacbonat canxi trên thân tháp hay hệ thống đường ống. Và về mặt hóa học thì bất kỳ ion kim loại hóa trị hai nào như sắt, mangan đều có thể tạo nên độ cứng, nhưng canxi và magie là 2 thành phần thường gặp nhất.



Thông tin liên hệ: 
 
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KỸ THUẬT ĐIỆN LẠNH KT
Địa chỉ: 72/16B Ngô Tất Tố, Phường 19, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh 
Điện thoại: 0978062901 
Email: nttung@ktecvn.com